HUYỆN ĐOÀN NAM ĐÀN
Huyện Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam, phần lớn diện tích ở tả ngạn sông Lam và một phần ở hữu ngạn sông Lam. Diện tích khoảng 293,90 km2, kéo dài từ 18o 34’ đến 18o 47’ vĩ bắc và trải rộng từ 105o 24’ đến 105o 37’ kinh đông, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 48%, còn nữa là đất lâm nghiệp và đồi núi, ao hồ. Dân số là 159.000 người.
TÌM KIẾM WEBSITE
LIÊN KẾT WEBSITE
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0989.455.359

Văn phòng - 0383.822.291
Hôm nay: 736  - Tất cả: 2,860,221
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH | TIN TỨC ĐOÀN Bản in
 
Thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng của cụ Phan Bội Châu
Tin đăng ngày:13/12/2017 - Xem: 868
 

Năm 2017 tròn 150 năm ngày sinh của cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Bội Châu là  một chí sỹ, danh sỹ yêu nước, cụ là một người tài năng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, cụ Phan đã để lại  cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học yêu nước, văn học cách mạng, đóng góp phong phú cho nền văn học Việt Nam.

Phan Bội Châu sinh năm Đinh Mão 1867, mất năm Canh Thìn 1940, tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam và nhiều biệt hiệu khác như: Hải Thu, Thị Hán, Độc Tĩnh Tử, Hãn Mạn Tử… thân sinh là cụ Phan Văn Phổ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Nhàn.

Upload

Phan Bội Châu quê ở làng Đan Nhiệm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (ngày nay thuộc xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Phan Bội Châu nổi tiếng thông minh từ nhỏ, sau này ông đã viết trong niên biểu: “Lúc tôi sinh ra là Nam Kỳ đã thất thủ được 5 năm, tiếng khóc oa oa chào đời như báo trước cho tôi rằng: Mày sẽ là một người dân mất nước”.

Lên 6 tuổi, Phân Bội Châu được cha là Phan Văn Phổ dạy học, quyển sách Tam Tự Kinh chỉ sau một thời gian ngắn Phan Bội Châu đã thuộc lòng. Trong khi đó, mẹ ông là bà Nguyễn Thị Nhàn, dạy những điều hay lẽ phải, những câu ca dao, hát ví thì được ông nhớ như in trong đầu. Vì thế ông thân sinh lấy làm lạ, cho Phan Bội Châu học tiếp cho học tiếp Tứ Thư, Ngũ Kinh, đây là những sách kinh điển của đạo Nho, học mỗi ngày 10 tờ, nhưng phải chép ra để tự học.

Nhưng do nhà nghèo, không có giấy để viết, Phan Bội Châu phải viết bài vào lá chuối, học xong lại đốt đi, lên 7 tuổi, ông đã có theo phỏng theo Luận Ngữ mà viết Phan tiên sinh luận ngữ để chế giễu bạn bè. Lên 8 tuổi đã thông thạo các loại văn cử tử, 13 tuổi thi huyện đỗ, 16 tuổi đỗ đầu xứ. Phan Bội Châu nổi tiếng khắp vùng, và là một người hay chữ, là một trong “Nam Đàn tứ hổ” của thời bấy giờ, đến năm 17 tuổi Phan Bội Châu cưới vợ.

Cưới vợ xong, Phan Bội Châu dự khoa thi năm Đinh Dậu 1897, có người bạn lén bỏ vào tráp mấy quyển sách chữ nho để tiện tra cứu khi làm bài, việc này Phan Bội Châu không biết . Khi lính gác kiểm soát lều chõng đã phát hiện ra, do đó Phan Bội Châu bị khép vào tội “Hoài hiệp văn tự” (mang theo sách vở) và bị kết án “chung thân bất đắc ứng thí” (trọn đời không được đi thi), luật thi cử này có từ thời vua Lê Hiến Tông (1460 – 1504). Nhân cái án này, Phan Bội Châu ra Bắc Kỳ, rồi lại vào, rồi lại vào kinh đô Huế tìm bạn đồng tâm. Khi vào Huế, học sinh trường Quốc học Huế có làm bài phú Bái thạch vi huynh (tôn Phan Bội Châu làm anh). Phan Bội Châu cũng làm một bài khiến cho các quan ở Huế cũng phải rất tán thưởng, rồi sau đó khâm phục mà vận động cho Phan Bội Châu được xóa án.

Năm Canh Dần 1890,  Phan Bội Châu trở về Nghệ An, và đi thi đỗ Giải nguyên trường thi Nghệ An. Từ đó Phan Bội Châu thực hiện hoài bão lớn của cuộc đời mình: “Lấy sóng gió làm gối, sương tuyết làm cơm” đi tìm đường cứu dân cứu nước, giao kết với chí sỹ khắp nơi. Năm Giáp Thìn 1904 vận động thành lập hội Duy Tân, năm 1905 Phan Bội Châu cùng với Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc, rồi sang Nhật Bản để gây dựng phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật Bản học tập. Năm Mậu Thân 1908 Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản, sau đó ông trở lại Trung Quốc, rồi sang Thái Lan xây dựng căn cú hoạt động ở nước ngoài.

Sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, Phan Bội Châu trở lại Trung Quốc thành lập “Hội Việt Nam Quang Phục” và hội “Chấn Hoa Hưng Á”, ngay trong năm đó, Phan Bội Châu Long Tế Quang bắt giam ở Quảng Châu. Sau khi ra tù Phan Bội Châu tích cực hoạt động cách mạng. Năm Nhâm Tuất 1922, Phan Bội Châu cải tổ “Hội Việt Nam Quang Phục” thành Đảng Việt Nam Quốc Dân.

Đến năm Giáp Tý 1924, Phan Bội Châu bị mật thám bắt cóc tại Thượng Hải, thực dân Pháp bí mật giải Phan Bội Châu về Việt Nam, thực dân Pháp đã bí mật định thủ tiêu Phan Bội Châu, nhưng việc bại lộ, chúng phải đưa Phan Bội Châu ra xử trước Hội đồng đề hình của chúng, kết án Phan Bội Châu tù khổ sai chung thân. Trước sự việc trên, nhân dân cả nước đã đấu tranh đòi thực dân Pháp phải ân xá cho Phan Bội Châu. Viên toàn quyền Varence buộc lòng phải ra lệnh ân xá cho Phan Bội Châu, nhưng chúng đưa cụ Phan vào “an trí” ở gần núi Ngự Bình (Huế), và từ đó cụ Phan còn có biệt danh là “Ông già Bến Ngự”. Phan Bội Châu sống ở Huế cho đến năm Canh Thìn 1940 thì mất, hưởng thọ 73 tuổi, nhân dân cả nước vô cùng thương tiếc và nhiều nơi đã để tang cụ.

Trong cuộc đời hoạt động của mình, cụ Phan cũng đã có lúc mắc sai lầm, năm Đinh Mão 1927, cụ viết Pháp – Việt đề huề, thực ra thì vào năm 1924 khi Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu đã gặp cụ Phan, và cụ Phan cũng đã toan theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp thi hành gì thì cụ Phan bị thực dân Pháp bắt cóc và cuối cùng thì cụ Phan bị đưa về Huế và sống những năm cuối đời ở Huế.

 Năm 2017 tròn 150 năm ngày sinh của cụ Phan Bội Châu,  cụ Phan Bội Châu là  một chí sỹ, danh sỹ yêu nước, cụ là một người tài năng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, cụ Phan đã để lại  cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học yêu nước, văn học cách mạng, đóng góp phong phú cho nền văn học Việt Nam.

Các tác phẩm tiêu biểu của cụ Phan bao gồm: Phan Bội Châu niên biểu; Lưu cầu huyết lệ tân thư; Việt vong thảm trạng; Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập; Sào Nam văn tập; Trùng Quang tâm sử; Việt Nam vong quốc sử; Dư chí phúc âm; Việt Nam nghĩa lịch sử; Hải ngoại huyết thư v.v…

 
Tin Tức Đoàn khác:
Nam Đàn: Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong đồng hành cùng thanh niên trong khởi nghiệp, phát triển kinh tế (28/9/2023)
Nam Giang: Tấm gương Thanh niên điển hình, xin tình nguyện nhập ngũ năm 2023 (9/12/2022)
Nam Đàn: Đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn (29/07/2022)
Nam Đàn: Tổ chức tập huấn công tác kiểm tra, giám sát; xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; xử lý kỷ luật dành cho cán bộ đoàn cấp cơ sở năm 2022. (7/11/2022)
Nam Đàn: Ứng dụng công nghệ trong tổ chức Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Nam Đàn lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 (18/07/2022)
Nam Đàn: Chiến dịch Kỳ nghỉ hồng “Lấy chuyên môn làm tình nguyện, lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng” (28/08/2022)
Nam Đàn: Phát huy hiệu quả mô hình "Gia sư áo xanh" cùng em học tập (29/04/2022)
Nam Đàn: Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho ĐVTN (25/10/2022)
Nam Đàn: Tổ chức thành công Đại hội điểm Đoàn khối xã thị trấn nhiệm kỳ 2022-2027 (4/02/2022)
Nam Đàn: Xây dựng hiệu quả Đoàn cơ sở “3 chủ động” (3/11/2022)
Nam Đàn: Hưởng ứng chương trình "Mỗi thanh niên 10.000 bước chân mỗi ngày" (21/03/2022)
Nam Đàn: Chú trọng các hoạt động giúp đỡ thân nhân, gia đình các chiến sỹ đang công tác nơi biên giới, hải đảo. (30/09/2022)
Nam Đàn: Hoạt động "Nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên trẻ" (15/03/2022)
Nam Đàn: Tuổi trẻ cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh (3/04/2022)
Nam Đàn: Ra mắt đội hình thanh niên tình nguyện ứng cứu tai nạn giao thông (28/10/2022)
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Cuộc thi tìm hiểu Đ/C Lê Hồng Sơn
Lịch công tác
Văn bản pháp quy
Album ảnh Nam Đàn
Video về Nam Đàn
Diễn đàn trao đổi
Liên hệ - Góp ý
VIDEO CLIPS
Loading the player...
LIÊN KẾT WEBSITE
     
 
Trang thông tin điện tử: Tuổi trẻ huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An
Bản quyền thuộc Huyện đoàn Nam Đàn
Địa chỉ: Số 08 - Đưởng Phan Bội châu - Thị trấn Nam Đàn - Huyện Nam Đàn – Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0383.822.291 - Hotline: 0971.373.137
Email: huyendoannamdan@gmail.com - Website: http://huyendoannamdan.com
Trưởng Ban biên tập: Đ/c Đặng Văn Trung - Phó bí thư Huyện đoàn
Chat hỗ trợ
Chat ngay

0971373137